Triệu chứng Đau Bụng Khi Mang Thai
Đau bụng khi mang thai chính là một triệu chứng khá phổ biến và thường gặp, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, nhưng nếu tình trạng này xuất hiện kèm theo một số những triệu chứng bất thường khác thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để thăm khám. Ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp cho các bà bầu có những thông tin cụ thể nhất!
Nguyên Nhân của Đau Bụng Khi Mang Thai
Suốt giai đoạn của thai kì, các dây chằng được liên hết với những khớp xương sẽ bị kéo căng ra nhằm hỗ trợ cho sự phát tiển của dạ con. Do đó, mỗi lần di chuyển thì bà bầu sẽ cảm thấy bị đau ở toàn bộ hoặc một phần cơ thể.
Khi thai nhi lớn lên từng ngày thì dạ con cũng sẽ có xu hướng nghiêng sang bên phải, những mô chằng có thể bị co thắt lại. Vì thế, bạn sẽ thấy cơn đau chuột suốt xuất hiện nhiều hơn tại bên phải của bụng.
Nguyên Nhân Cụ Thể Gây Đau Bụng Khi Mang Thai
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng khi mang thai, nếu gặp phải các lý do sau thì bạn cũng đừng nên lo lắng quá.
-
Khó tiêu đầy bụng: Trong quá trình mang thai thì áp lực của tử cung sẽ làm cản trở hoạt động của dạ dày. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cơ thể của người phụ nữ cũng sẽ thay đổi hormone nên quá trình tiêu hóa phần nào bị chậm lại.
-
Đau dây chằng: Những cơn đau bụng có thể âm ỉ hoặc đau nhói trên một hoặc cả hai bên bụng. Những cơn đau này phổ biến nhất ở bụng dưới hoặc bẹn và thường xảy ra khi dây chằng hỗ trợ tử cung mở rộng và căng ra.
-
Táo bón: Đây là triệu chứng thường gặp của các bà bầu trong giai đoạn mang thai và có liên quan mật thiết tới đau bụng. Hiện tượng này xảy ra do những hormone được tiết ra trong lúc mang thai làm hệ thống tiêu hóa bị chậm lại.
Những Trường Hợp Bất Thường Đau Bụng Khi Mang Thai
-
Sảy Thai: Cơn đau bụng khi mang thai có thể là dấu hiệu của sảy thai nếu có triệu chứng đau bụng kéo dài vài giờ tới vài ngày, tử cung chảy máu.
-
Mang Thai Ngoài Tử Cung: Hiện tượng này xảy ra khi trứng thụ tinh ở bên ngoài tử cung. Một số dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung gồm có đau bụng khi đi ngoài, chảy máu âm đạo, đau vai, hoạt động thể chất bị đau mỏi.
-
Sinh Non: Dọa sinh non hoặc sinh non thường đặc trưng bởi những cơn co thắt hoặc cổ tử cung bị giãn ra. Nếu thấy âm đạo đang tiết ra dịch bất thường, đau lưng dưới, chuột rút, áp lực trong xương chậy tăng hãy tới gặp bác sĩ ngay.
-
Nhau Bong Non: Nhau bong non thường xảy ra khi mà nhai thai đã bị tách ra khỏi tử tung vào thời điểm trước khi sinh. Nó sẽ đi kèm với một số triệu chứng như xuất huyết đột ngột, co thắt thường xuyên.
Cách Giảm Đau Bụng Khi Mang Thai Thông Thường
Nếu bị đau bụng khi mang thai lâm râm, không thường xuyên vậy thì có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Hãy ngồi xuống một lúc nếu cơn đau kéo tới.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Khi cơn đau xuất hiện ở bên trái, vậy thì hãy nằm nghiêng người sang bên phải và gác chân lên.
- Hãy tắm với nước ấm.
- Sử dụng túi nước ấm để chườm lên khu vực bị đau.
- Thoải mái tinh thần.
- Massage lưng và cơ thể nhẹ nhàng sẽ giúp cơn đau thuyên giảm.
- Uống trà củ gai để an thai.
Những Lưu Ý Cần Nhớ Nếu Bị Đau Bụng Khi Mang Thai
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu chưa được bác sĩ tư vấn.
- Trong giai đoạn mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi làm hệ tiêu hóa kém đi. Do đó, bạn cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để tránh hiện tượng táo món.
- Kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu mang thai.
- Vận động đúng cách, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp tinh thần thoải mái, dễ tiêu hóa hơn.
- Nếu bà bầu bị đau bụng và kèm theo một số triệu chứng khác thì hãy tới gặp bác sĩ ngay, tuyệt đối không được chậm trễ. Đặc biệt, nếu cơn đau trở nên dữ dội thì bạn đừng nên xem thường mà cần điều trị đúng cách để đảm bảo cả mẹ và thai nhi được an toàn.
Chúng tôi hy vọng rằng thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có kiến thức hữu ích để phòng và mang thai an toàn.